Tình trạng rụng tóc nhiều ở nam giới thường xuất hiện ở tuổi 30. Nếu không chú ý phòng tránh và tìm cách khắc phục kịp thời, nguy cơ cao sẽ tiến triển thành hói đầu.
Cũng như với nữ giới, rụng tóc nhiều ở nam giới gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng công việc. Hai kiểu rụng tóc ở nam giới phổ biến là:
- Rụng tóc kiểu chữ M: đây là kiểu rụng tóc thường gặp nhất ở nam giới, tóc bị rụng nhiều ở 2 bên thái dương và vùng trán tạo thành hình chữ M. Trong khi đó, tóc phía bên và sau gáy vẫn mọc tốt.
- Rụng tóc kiểu chữ U: vùng tóc rụng thường theo hình chữ U giống hình móng ngựa, tóc thưa toàn bộ vùng trán và có khi kéo dài đến giữa đầu.
- Rụng tóc kiểu chữ O: tóc rụng khu vực đỉnh đầu và lộ rõ da đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới bị rụng tóc kiểu này ít gặp hơn.
Rụng tóc nhiều ở nam giới nếu để lâu sẽ lan rộng và có nguy cơ cao dẫn tới hói đầu.
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 95% nam giới rụng tóc do yếu tố di truyền vì chứng rụng tóc là tính trạng trội. Nếu trong gia đình có ông hoặc bố bị bệnh rụng tóc, khả năng con cái bị rụng tóc là rất cao, với những mức độ khác nhau.
Sự mất cân bằng giữa testosterone và dihydrotestosterone (DHT) là 1 trong những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở nam giới. DHT sẽ gắn vào một thụ thể kích thích yếu tố nam gây những tác dụng phức tạp, khác biệt. Lượng DHT dư thừa lớn sẽ tác động ngược vào nang tóc, khiến chúng co lại, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, chậm lại sự truyền máu đến mao mạch, gây nên chứng rụng tóc và chậm lại quá trình thiết lập những sợi tóc mới.
Một số loại thuốc đặc trị các bệnh ung thư, thần kinh, chống suy nhược, chống trầm cảm, chống đông máu... và sau phẫu thuật, trị liệu bằng hóa học đều có thể gây ra hiện tượng rụng tóc bất thường ở nam giới. Đặc biệt, nam giới có thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh rụng tóc. Nicotin trong thuốc lá không những tàn phá phổi mà còn gây hại cho sức khỏe mái tóc bạn.
Với vai trò là người trụ cột trong gia đình, nam giới phải chịu áp lực lớn, nhiều người bị stress trong khoảng thời gian dài. Đây là “kẻ thù” gây ra bệnh rụng tóc ở nam giới. Khi trung khu thần kinh căng thẳng, các tế bào thực vật hoạt động hỗn loạn, chức năng co dãn mạch máu trên da suy giảm khiến vùng da quanh chân tóc bị cứng lại, không thể hấp thu tốt các dưỡng chất nuôi tóc.
Bên cạnh một số nguyên nhân chính kể trên còn một số nguyên nhân khác gây bệnh rụng tóc ở nam giới như: thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu dưỡng chất, tật nhổ tóc, lạm dụng chất kích thích, ăn nhiều dầu mỡ hay đang mắc bệnh lý tuyến giáp, bệnh tự miễn, viêm nhiễm da đầu, bệnh đái tháo đường,...
Rụng tóc nhiều ở nam giới là một bệnh lý phổ biến và khó chữa. Vì vậy cách tốt nhất là nên có ý thức phòng tránh từ sớm.
- Chế độ ăn uống: Đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, E, protein (như cá, thịt nạc, đậu...) đảm bảo nguồn dưỡng chất cho sợi tóc chắc khỏe.
- Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng quá độ làm ảnh hưởng đến tế bào mầm tóc.
- Có thể tập thể dục, yoga, thiền kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn.
- Gội đầu 2-3 lần/ tuần với loại dầu gội nhẹ dịu có chiết xuất tự nhiên. Khi gội nên massage nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu, giúp da đầu sạch và tránh viêm nhiễm.
- Trong trường hợp bị rụng tóc do viêm nhiễm, bệnh lý, nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn phương pháp cải thiện phù hợp.
- Bổ sung thêm các chất chuyên biệt dành riêng cho nam để ổn định thần kinh nội tiết nam,... từ đó bảo vệ tế bào mầm tóc khỏe mạnh, giúp tóc mọc đủ chu trình, giảm gãy rụng.
Rụng tóc nhiều ở nam giới có thể dẫn đến hói đầu, gây ra tâm lý căng thẳng, tự ti, còn có thể gây ra giảm ham muốn tình dục và nặng hơn có thể gây trầm cảm. Để cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều ở nam giới, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc và được điều trị giúp bạn lấy lại tự tin. Chúc bạn thành công!